Bệnh tai biến máu não cần làm gì để bệnh không tai phát
Bệnh tai biến mạch máu não hiện nay gia tăng nhanh trong cuộc sống, bệnh còn được gọi đột quỵ não cả nam, nữ giới đều có nguy cơ mách bệnh. Người đã bị đột quỵ sẽ có tỉ lệ tái phát rất cao nếu không có biện pháp phòng ngừa hợp lý.
Đột quỵ thường để lại hậu quả nguy hiểm
Theo những chuyên gia về bệnh, biến chứng tử vong của bệnh tai biến cực kỳ cao khoảng 15-20%. Hậu quả nặng nề cho người bệnh, mức độ tàn phế nặng hay nhẹ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tình trạng biến chứng, tuổi tác, các yếu tố gây ra biến chứng…
Bệnh tai biến mạch máu não sau khi gây biến chứng có khoảng 40% người bệnh có khả năng phục hồi, nếu có biện pháp điều trị phục hồi khoa học, 10% trong số đó phục hồi hoàn toàn không để lại di chứng, số còn lại có những tổn thương nhẹ nhưng có thể đi lại, sinh hoạt và thực hiện công việc bình thường. 30% bệnh nhân bị tàn phế ở mức trung bình, có thể tự chăm sóc bản thân nhưng không làm được những công việc nặng nhọc, trong đó có 20% người bệnh bị biến chứng không thể phục hồi.
Hồi phục các chức năng tốt nhất sau đột quỵ
Thời điểm vàng của bệnh là 3 giờ đầu khi xuất hiện biến chứng, khả năng hồi phục rất cao nếu được sơ cứu và đưa đến bệnh viên điều trị hợp lý. Do vậy khi xuất hiện các triệu chứng đột quỵ cần đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt, khi thấy người bệnh có biểu hiện nếu không rõ là bệnh gì không nên sử dụng biện pháp nhân gian nào, sẽ làm nguy hiểm tính mạng cho người bệnh.
Trong thời gian điều trị sau tai biến, người nhà người thân nên khích lệ tinh thần người bệnh, thường xuyên khuyên người bệnh tập luyện phục hồi. Hiện nay, các bác sĩ đều khuyến cáo nên cho các bệnh nhân tập luyện sớm, có thể bắt đầu sau 24 hoặc 48 giờ sau khi qua thời gian nguy kịch. Khi thực hiện bài tập phục hồi sớm, sẽ cải thiện được tình trạng xơ cứng quá lâu của các khớp. Thời gian phục hồi của người bệnh cần thời gian dài và sự kiên trì mới mang lại hiệu quả.
Nguy cơ tái phát sau đột quỵ
Tỉ lệ tái phát sau tai biến khá cao, trong 1 – 3 năm đầu tiên tỷ lệ khoảng 15 – 20%, và khoảng 50% trong 5 năm đầu sau khi bị bệnh. Nguyên nhân gây đột quỵ càng nguy hiểm thì tỉ lệ tái phát bệnh càng cao. Những nhóm người có tiền sử huyết áp quá cao, xơ vữa động mạch, tiểu đường cần cực kỳ lưu ý vì đây là những bệnh có thể dẫn đến đột quỵ não bất cứ khi nào.
Phòng ngừa tái phát đột quỵ
Để phòng đột quỵ tái phát biện pháp tốt nhất là kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh, việc này là biện pháp tốt nhất giúp kiểm soát bệnh tái phát. Sau điều trị tại viện người bệnh cần tuân thủ việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Cần duy trì các thuốc phòng ngừa lâu dài, không nên tự ý dừng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ và phải tái khám đều đặn.
Những người chưa mắc bệnh cũng không nên chủ quan, nên đi kiểm tra sức khỏe mỗi năm 2 lần để kiểm soát sớm nhất các yếu tố nguy cơ gây bệnh như: tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu cao… là những bệnh lý có thể xuất hiện ở bất cứ ai
Khi các triệu chứng của bệnh có biểu hiện xuất hiện lại, hãy đến bệnh viện ngay, để bác sĩ có thể khám và kiểm soát tình trạng sức khỏe cho bạn. Bệnh có thể xuất hiện bất cứ khi nào nên không được chủ quan.
Xem thêm: cách chữa bệnh tai biến mạch máu não
Bình luận
Không tìm thấy bài viết