Biến chứng tim mạch ở nữ giới chiếm tỷ lệ cao
Theo những công bố của các bác sĩ chuyên khoa cho biết, tỷ lệ phụ nữ tử vong vì bệnh tim mạch cao hơn nam giới, rất nhiều người có suy nghĩ tim mạch ít mắc ở nữ giới điều này sai lầm hoàn toàn với những công bố của những bác sĩ.
Tỷ lệ phụ nữ tử vong vì bệnh tim mạch cao hơn nam giới:
Theo bộ y tế thế giới, bệnh tim mạch đang là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người lớn trên toàn thế giới, tỷ lệ ở nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới. Tỉ lệ phụ nữ tử vong vì bệnh tim mạch là 30,5%, cao hơn nam giới là 25,8%.
Nguyên nhân phụ nữ tử vong vì bệnh tim mạch cao hơn nam giới?
Những biểu hiện bệnh tim mạch ở nữ giới rất mơ hồ, không có triệu chứng rõ ràng làm khó khăn trong việc chuẩn đoán bệnh. Có khoảng 40% các cơn đau tim ở phụ nữ không có triệu chứng đau ngực, mà chỉ đau ở cổ, vai, kèm theo những triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Mặt khác, có đến 2/3 phụ nữ tử vong do bệnh tim mạch không có triệu chứng cảnh bảo trước.
Có rất nhiều nguyên nhạn dẫn đến biến chứng của bệnh, lối sống ít tập luyện thể thao, ăn nhiều chất béo bão hòa thì gánh nặng của trái tim cũng khiến phụ nữ có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn.
Mãn kinh cũng là yếu tố làm gia tăng bệnh tim mạch ở phụ nữ. Ở tuổi mãn kinh, Cholesterol xấu trong cơ thể tăng cao, dần tạo thành các mảng xơ vữa. Thời gian kéo dài các mảng xơ vữa ngày càng dày, gây tắc lòng mạch máu ở não dẫn đến tai biến mạch máu não hoặc dẫn đến biến chứng nhồi máu cơ tim, suy tim, tăng huyết áp.
Phòng ngừa bệnh tim mạch ở phụ nữ cần những gì?
- Giảm cân với những người thưa cân béo phì, luôn duy trì cân nặng ở mức hợp lý.
- Tăng cường rèn luyện thể dục thể thao với những bài tập như: đi bộ, chạy bộ, đạp xe... thường xuyên 30 phút mỗi ngày
- Có một chế độ dinh dưỡng hợp lý trong các bữa ăn: đủ no, đủ chất, thức ăn đa dạng và bảo đảm vệ sinh, tăng hàm lượng rau xanh trong bữa ăn hàng ngày, giảm thiểu thực phẩm chứa nhiều cholesterol.
- Kiểm soát cuộc sống để giảm nguy cơ bị tác động của stress, không nên uống nhiều bia, rượu và hút thuốc lá.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn điều trị hiệu quả.
Bình luận
Không tìm thấy bài viết