Kiểm soát yếu tố làm tăng huyết áp để giảm thiểu biến chứng đột quỵ
Huyết áp cao đã trở thành một bệnh rất nguy hiểm và phổ biến hiện nay trong cuộc sống công nghiệp, những triệu chứng phổ biến bao gốm: đau đầu chóng mặt hoặc hoa mắt chóng mặt... Điều đáng lưu ý ở đây là huyết áp của con người có thể tăng lên chậm trong nhiều năm mà không hề có một triệu chứng cụ thể nào, huyết áp cao không kiểm soát có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nguy hiểm đến tính mạng.
Kiểm soát những nguy cơ huyết áp để giảm thiểu biến chứng:
Tuổi trung niên: Đa số những người bị bệnh huyết áp cao đều là người từ tuổi trung niên, cả nam giới và nữ giới đều có nguy cơ giống nhau. Nguyên nhân tăng huyết áp ở độ tuổi này chủ yếu do động mạch trở nên cứng hơn làm cản trở dòng máu lưu thông.
Do di truyền: Điều này cũng khá phổ biến bởi theo thống kê có nhiều trường hợp bị huyết áp cao là thành viên trong gia đình.
Thừa cân, béo phì: Theo những bác sĩ chuyên khoa, những người béo phì thường có nguy cơ bị huyết áp cao gấp 2 đến 3 lần so với người có trọng lượng cơ thể bình thường.
Không có chế độ tập luyện hợp lý: Những người không có chế độ vận động hợp lý là nguyên nhân làm tăng nhịp tim, loạn nhịp hoặc huyết áp cao do các tường ngăn của các động mạch, lười vận động cũng là gia tăng tình trạng thừa cân béo phì, máu nhiễm mỡ.
Hút thuốc lá: Những người hút thuốc lá ngay sau khi vào cơ thể huyết áp lúc đó cũng tăng lên đáng kể. Vì các thành phần hóa học có trong thuốc lá làm thay đổi thành niêm mạc của động mạch, dẫn đến áp lực tăng gây ra các triệu chứng của bệnh huyết áp cao.
Chế độ ăn uống không phù hợp: Không nên ăn quá mặn bởi lượng natri cao sẽ góp phần làm gia tăng nguy cơ huyết áp. Bổ sung đầy đủ hàm lượng kali, canxi, sẽ giúp điều chỉnh sự cân bằng của natri trong tế bào, hạn chế những thực phẩm chứa quá nhiều mỡ, thực phẩm ăn nhanh…
Tính chất công việc: Đối với những người làm việc văn phòng, do công việc phải ngồi lâu rất dễ có nguy cơ bị cao huyết áp.
Xem thêm: giá an cung ngưu hoàng hàn quốc
Bình luận
Không tìm thấy bài viết