Luyện Tập Vận Động Cho Bệnh Nhân Tai Biến
Bệnh tai biến mạch não rất nguy hiểm và thường để lại nhiều di chứng nặng nề cho bệnh nhân như: liệt vận động, rối loạn ngôn ngữ nhận thức, suy giảm trí nhớ, tiểu tiện không tự chủ… Những di chứng này ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, tiêu tốn tài sản của gia đình và chăm sóc bệnh nhân rất vất vả.
Do đó, để giúp bệnh nhân sớm hồi phục các di chứng về vận động, nhận thức, trí nhớ, ngôn ngữ… cần phải có một chế độ luyện tập hợp lý, tích cực để bệnh nhân tự chăm sóc bản thân và sơm hào nhập với cuộc sống gia đình.
Thùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của các di chứng mà chúng ta cần đề ra kế hoạch tập luyện cụ thể cho bệnh nhân và kết hợp dùng thuốc đông y An Cung Rùa Vàng giúp cải thiện nhanh và hiệu quả các di chứng cho bệnh nhân sau khi bị bệnh tai biến mạch máu não, giúp bệnh nhân có thể đi lại được, khôi phục trí nhơ và nói năng linh hoạt hơn.
Luyện tập vận động cho bệnh nhân tai biến
Với bệnh nhân bị bệnh tai biến mạch máu não nặng, bị liệt hoàn toàn nằm một chỗ, không đi lại được thì cần phải được hỗ trợ của ngừoi thân trong gia đình như: giúp bệnh nhân lăn trở mình, thay đổi tư thế nằm 2-3h/1 lần để phòng loét da, giúp bệnh nhân vận động thụ động, xoa bóp nhẹ nhàng các điểm bị tì đè nhiều để chống loét, gập dưỡi các khớp tay chân để tránh cứng khớp, sau đó tập dần cho bệnh nhân ngồi dậy, đứng lên và bước đi.
Với bệnh nhân nhẹ hơn, có thể bị liệt nhẹ thì người nhà cần động viên tinh thần để bệnh nhân tự luyện tập, để bệnh nhân tự tập đều đặn hàng ngày, người nhà chỉ hỗ trợ hoặc giúp đỡ khi cần thiết. Duy trì mức độ tập khi di chứng đã dần dần hồi phục nhằm phòng bệnh tái phát hiệu quả.
Quá trình tập luyện vận động cho bệnh nhân tai biến mạch máu não đòi hỏi sự kiên trì của cả bệnh nhân và người thân, thì các di chứng sẽ nhanh chóng hồi phục hơn. Nên kết hợp châm cứu, thủy châm, xoa bóp hoặc tập tại trung tâm phục hồi chức năng thì việc phục hồi di chứng sẽ đạt kết quả cao.
Ngoài tập vận động phục hồi di chứng liệt, cần tập cho bệnh nhân khôi phục trí nhớ, vận dụng ngôn ngữ, cầm nắm các vật dụng cần thiết trong sinh hoạt gia đình… giúp hồi phục tối đa các tế bào não bị tổn thương, phòng các biến chứng sau tai biến mạch não, đưa bệnh nhân hòa nhập với cuộc sống hàng ngày của gia đình.
Luyện tập vận động, phục hồi chức năng cho bệnh nhân tai biến mạch máu não càng sớm càng tốt, giúp bệnh nhân có thể đi lại được và mức độ di chứng sẽ được giảm nhẹ.