Những Tư Thế Nằm Đúng Cho Bệnh Nhân Liệt Nửa Người Sau Tai Biến
Bệnh nhân tai biến mạch máu não, sau khi qua cơn nguy kịch thường gặp di chứng liệt nửa người, liệt tay chân và liệt mặt cùng với bên thân người bị liệt. Di chứng liệt làm cho bệnh nhân không đi lại được và phải nằm lâu một chỗ. Do đó, cần cho bệnh nhân bị liệt sau tai biến mạch máu não nằm đúng tư thế nhằm phòng những biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân, phòng co cứng khớp, viêm loét da… và sớm phục hồi di chứng liệt. Sau đây là những tư thế nằm đúng cho bệnh nhân liệt nửa người sau tai biến mạch máu não
Những tư thế nằm đúng cho bệnh nhân liệt nửa người sau tai biến
Tư thế tứ 1: Nằm nghiêng về phía bên liệt
- Đầu bệnh nhân: kê gối êm mềm, có độ cao vừa phải, độ đỡ chắc chắn để đầu bệnh nhân nằm giữa gối,không bị đẩy ra ngoài gối hoặc bị đẩy ra sau.
- Thân mình: bệnh nhân nằm ở tư thế nửa ngửa, có gối đỡ sau lưng.
- Tay liệt: khớp vai, xương bả vai đưa ra phía trước, tay duỗi vuông 900 với thân, khớp khuỷu duỗi, cẳng tay xoay ngửa, cổ tay, các ngón tay duỗi và dạng.
- Tay lành: ở vị trí nghỉ ngơi trên thân hoặc trên gối đỡ phía sau lưng, để giúp giữ thân mình ở tư thế nửa ngửa.
- Chân liệt: ở tư thế khớp háng duỗi và khớp gối hơi gấp.
- Chân lành: có gối đỡ ở phía trước, cao ngang mức với thân, khớp háng và khớp gối gấp.
Tư thế tứ 2: Nằm nghiêng về phía bên lành
- Đầu bệnh nhân: tương tự như nằm nghiêng về phía bên liệt.
- Thân mình: nằm nửa ngửa, có gối đỡ sau lưng.
- Tay liệt: có gối đỡ phía trước cao ngang mức với thân mình, khớp vai và khớp khuỷu gấp.
- Chân liệt: có gối đỡ phía trước cao ngang mức với thân để giữ thân mình vuông góc với mặt giường; khớp háng và khớp gối gấp.
- Tay lành: ở dưới gối hoặc ngang qua ngực.
- Chân lành: ở tư thế khớp háng duỗi, khớp gối hơi gấp.
Tư thế tứ 3: Nằm ngửa
- Đầu bệnh nhân: kê gối êm mền, độ cao vừa phải, độ đỡ chắc chắn, không để đầu lệch ra ngoài gối hoặc các đốt sống cổ và ngực bị gấp.
- Mặt bệnh nhân nhìn thẳng ra trước hoặc quay sang bên liệt.
- Vai bên liệt: có gối mỏng đỡ dưới xương bả vai để giữ vai ở vị thế đưa ra trước.
- Tay bên liệt: xoay ngửa, duỗi dọc theo thân mình, hoặc dạng ngang, hoặc duỗi thẳng lên phía đầu, các ngón tay duỗi và dạng.
- Hông bên liệt: có gối mỏng đỡ dưới hông giữ khớp háng duỗi, đưa ra trước.
- Chân bên liệt: có gối đỡ dưới khoeo giữ khớp gối gấp, có gối đỡ phía mắt cá ngoài giữ cho chân bên liệt không đổ ra ngoài.
- Chân và tay lành: được đặt ở vị trí mà bệnh nhân cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân tai biến bị liệt nửa người
Để phòng chống loét da và co chứng khớp, mỗi 2-3 giờ phải lăn trở bệnh nhân 1 lần, xoa bóp tay chân thân mình và xoa bóp rượu, phấn rôm ở những vùng bị tỳ đè nhiều.
Chăm sóc bệnh nhân bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp, giúp bệnh nhân sớm hồi phục sức khỏe.
Chăm sóc vệ sinh các nhân sạch sẽ phòng viêm đường tiết niều.
Vỗ rung phổi và tránh ho sặc gây viêm phổi và viêm đường hô hấp
Kết hợp tập vật lý trị liệu, châm cứu, thủy châm giúp phục hồi chức năng sớm cho bệnh nhân.
Uống thuốc An Cung Rùa vàng giúp cải thiện di chứng liệt cho bệnh nhân tai biến, khôi phục trí nhớ và phòng bệnh tai biến mạch máu não tái phát.
Tư vấn dùng thuốc An Cung Rùa Vàng phục hồi di chứng cho bệnh nhân tai biến mạch máu não: 0972. 00 55 66 (Dược sĩ Khuy).
Bình luận
Không tìm thấy bài viết